Khảo sát khu vực phân bố tự nhiên của các loài dược liệu thuộc Đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và phát triển tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế”

Sau thời gian thu thập, tổng hợp thông tin dữ liệu thứ cấp về các nhóm loài dược liệu hiện có và tiềm năng từ các đơn vị và địa phương liên quan, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chi lựa chọn các loài tiềm năng và đưa ra danh mục hơn 20 loài dược liệu có giá trị, phân bố tại 05 tiểu vùng sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để khảo sát khu vực phân bố tự nhiên của các loài dược liệu bao gồm: đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu, đặc điểm thổ nhưỡng…Đồng thời, kết hợp với khảo sát một số mô hình trồng dược liệu và kinh nghiệm chế biến, sử dụng và bảo quản các nhóm loài dược liệu có giá trị đã được xác định, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên đã tiến hành phân chia thành các tuyến điểm khảo sát tương ứng với các tiểu vùng sinh thái.

Trong tuần đầu của tháng 4/2022, Corenarm đã triển khai đi thực địa ở các tuyển điểm tại A Lưới,… để lập ô tiêu chuẩn đo đếm mật độ phân bố và sinh trưởng, phát triển của các loài dược liệu, đồng thời lấy mẫu đất và phân tích các chỉ số thổ nhưỡng ở các vùng tự nhiên – nơi có mật độ phân bố tự nhiên các loài dược liệu nhiều.

Hoạt động thực địa tại tuyến điểm A Lưới trong 02 ngày 07 – 08/04/2022

Đây là cơ sở quan trọng để có được các báo cáo phân tích mức độ phù hợp giữa các loài dược liệu và đặc điểm sinh thái của từng địa phương, xây dựng bản đồ vùng phân bố tự nhiên và bản đồ quy hoạch vùng phân bố thích nghi của một số nhóm loài cây thuốc có giá trị đã được xác định.

Thông tin về đề tài vui lòng xem tại đây.