PHÓNG SỰ [QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ]

Thừa Thiên Huế là tỉnh được xem là có vị trí, đặc điểm địa lý, tự nhiên đa dạng với nguồn dược liệu phong phú về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. 

Theo thống kê từ các công bố về các loài thực vật có tác dụng làm thuốc cho thấy, Thừa Thiên Huế có hơn 1.600 loài, chiếm hơn 30% tổng số loài cây thuốc của cả nước. Trong đó có nhiều cây dược liệu quý như bảy lá một hoa, ba kích, sâm cau,…

Sở hữu nhiều lợi thế, song giá trị của cây dược liệu hiện nay chưa được tổ chức sản xuất mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Nhiều nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, ngày 30/06/2021, TS. Hồ Thắng – giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị Giao trực tiếp tổ chức cá nhân chủ trì đề tài Khoa học Công nghệ “Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và phát triển tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế” do TS. Ngô Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên làm chủ nhiệm. 

Đề tài thực hiện từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022. Với 2 mục tiêu chính:

– Đánh giá được thực trạng nguồn tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Đề xuất quy hoạch vùng phát triển nguyên liệu tài nguyên cây thuốc cho các tiểu vùng sinh thái khác nhau dựa trên các dẫn liệu phân bố tự nhiên, sinh thái và tập quán sử dụng.

🍃 Cùng #CORENARM nhìn lại quá trình thực hiện và kết quả của đề tài qua phóng sự ngắn dưới đây.